Các khóa học đã đăng ký

[DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CHI 2 TỶ USD CHO DỊCH VỤ THUÊ NGOÀI]

  

[DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CHI 2 TỶ USD CHO DỊCH VỤ THUÊ NGOÀI]

📍Dịch vụ thuê ngoài hiểu đơn giản là hình thức chuyển một phần công việc của công ty cho đối tác bên ngoài thực hiện hoặc thuê nhân sự từ các công ty chuyên cung cấp dịch vụ vào làm việc có thời hạn. Số tiền doanh nghiệp Việt Nam chi cho các dịch vụ thuê ngoài (Outsourcing) năm ngoái khoảng 2 tỷ USD, thấp hơn Indonesia 10% nhưng cao hơn Malaysia 25%.

✍️Theo ông John Antos, Phó chủ tịch chiến lược Dịch vụ tính lương toàn cầu và châu Á - Thái Bình Dương của ADP, chi tiêu của doanh nghiệp Việt Nam cho dịch vụ thuê ngoài tăng rất nhanh trong vài năm trở lại đây. Trong đó, mô hình nhân sự thuê ngoài đang chuyển từ một biện pháp "chữa cháy" khi thiếu hụt để trở thành một mắt xích quan trọng trong kế hoạch phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu so với mức 50 tỷ USD tại Philipines - nơi được mệnh danh là thiên đường của ngành dịch vụ thuê ngoài, chi tiêu doanh nghiệp Việt Nam cho thuê ngoài vẫn còn khiêm tốn. XXu hướng vận động của thị trường nhân sự thuê ngoài ở Việt Nam tương đồng với thế giới khi được doanh nghiệp ngành sản xuất, tài chính, công nghệ và dịch vụ bán lẻ chuộng nhất. Mô hình này phù hợp cho doanh nghiệp đang hoặc mới tái cơ cấu tổ chức, cần sáp nhập, mở rộng và các công ty đa quốc gia.

👉Prudential là ví dụ thành công được ông John nhắc đến. Trước năm 2017, công ty này đứng đầu ngành bảo hiểm nhân thọ với thị phần trên 30%. Tuy nhiên, con số này liên tục giảm những năm sau đó khiến vị trí rớt xuống thứ 4. Từ đó, công ty bắt đầu thuê ngoài nhân sự để bổ sung nhân lực có trình độ cao cho những bộ phận mũi nhọn và chuyển đổi quy trình. Chưa đầy hai năm sau, công ty trở lại vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng thị phần.

📎Một trong những vấn đề "đau đầu" của mô hình nhân sự thuê ngoài ở Việt Nam là tỷ lệ nghỉ việc quá nhiều. Theo ước tính của công ty cung cấp dịch vụ nhân sự Talentnet, trong khi tỷ lệ nhân viên chính thức thôi việc chỉ 12-15% một năm, con số này lên đến 35-40% đối với nhân viên thuê ngoài. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chấp nhận tỷ lệ này, thậm chí cao hơn vì không thể nới ngân sách để tăng lương cho nhân sự thuê ngoài. Để giảm tỷ lệ này là ưu tiên cho nhân sự thuê ngoài khi doanh nghiệp có vị trí chính thức đang trống, cân bằng phúc lợi thông qua tổ chức các khoá đào tạo, tặng quà nhân các dịp kỷ niệm

 


Mới hơn